Đăng bởi

05 Hành động nên làm để đón mừng Đại lễ Phật Đản

Lễ Phật Đản là một trong những đại lễ vô cùng quan trọng đối với toàn thể Phật tử trên toàn thế giới. Đây là ngày kỷ niệm sự ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – người sáng lập nên Phật Giáo, một trong bốn tôn giáo lớn nhất thế giới hiện nay. Tuy là một sự kiện trọng đại, nhưng không phải ai cũng hiểu hết được nguồn gốc và ý nghĩa quan trọng những việc cần làm trong thời gian trước ngày diễn ra Đại Lễ.

Nguồn gốc của ngày lễ Phật Đản

Ngày Phật Đản hay còn gọi là Phật Đản Sanh được biết tới là ngày xuất thế của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người sáng lập ra đạo Phật. Đức Phật vốn là Thái tử Tất-Đạt-Đa là con của đức vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da. Thuộc bộ tộc Thích Ca, nước Ấn Độ cổ đại. Ngài sinh vào ngày mồng 8 tháng 4 năm 624 TCN tại vườn Lâm Tì Ni. Một nơi hiện nay là vùng biên giới Ấn Độ và Nepal hiện nay. Trải qua quá trình ngộ đạo và tu hành khổ đạo đã xuất thần thành Phật, giảng đạo khắp bốn phương, truyền bá Phật giáo rộng khắp.

Để tưởng nhớ công đức của Ngài, ngày 8 tháng 4 âm lịch hằng năm trở thành ngày lễ Phật Đản. Đến năm 1950, Phật Giáo thế giới thống nhất lấy ngày 15 tháng 4 âm lịch là ngày lễ Phật Đản. Từ đây, tháng 4 âm lịch hằng năm trở thành tháng lễ Phật Đản Sinh. Từ năm 1999, Lễ Phật Đản đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Phật Đản là một trong ba lễ cấu thành lễ tam hợp mà Liên Hợp Quốc gọi là Vesak (Lễ Phật Đản Sinh, Lễ Phật thành đạo và Lễ Phật nhập Niết bàn).

Tháng Lễ là dịp cho tín đồ Phật giáo toàn thế giới hướng về Đức Phật tỏ lòng thành kính. Gợi nhắc công lao to lớn của ngài, đồng thời nhất tâm hướng thiện. Thanh tịnh bản thân, tu hành Phật pháp, tiến tới Chân Thiện Mỹ của đời người. Vì vậy, là người con của Đức Phật, trong tháng Lễ Phật Đản. Chúng ta cần thực hiện 05 việc cụ thể như sau:

1. Ăn Chay

Đức Phật khuyên dạy con người ta tránh nghiệp sát sinh. Tránh rơi vào vòng quay luẩn quẩn, chuyển kiếp để báo thù báo oán lẫn nhau. Từ đó, giúp con người xích lại gần nhau hơn, cùng chung sống hạnh phúc, hòa bình. Nhờ vậy, tích đức cho con cháu, thế hệ sau để chúng luôn gặp điều may, tránh được hạn nặng kéo đến.

Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, ăn chay để tâm từ bi. Thể hiện lòng xót thương đến những vật loài. Ngoài ra nếu được có thể duy trì hàng tháng việc ăn chay để tăng cường sức khỏe. Tránh những căn bệnh bắt nguồn từ thực phẩm độc hại.

2. Vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng

Qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng các bài học triết lý về cuộc sống. Đến chùa để phụ giúp làm công quả tại các Phật tự. Khẩu ý của chúng ta luôn hành trì đúng chính Pháp của Phật. Đưa đến quả giác ngộ, giải thoát, an vui. Nương tựa vào những người có đầy đủ lòng tin với Phật và thực hành giáo Pháp của Phật. Chúng ta nương tựa Tam Bảo sẽ bớt khổ đau, được an lạc.

3. Trang hoàng sửa soạn bàn thờ

Lau dọn vệ sinh tư gia, có thể treo lồng đèn Phật đản, treo cờ Phật giáo trước cửa nhà

Quan trọng hơn là trang trí bàn thờ Phật thật đẹp với hoa quả,trầm hương. Đặc biệt là trong mùa lễ Phật Đản năm nay, Quý phật tử có thể trang trí bàn thờ thêm phần rạng rỡ với tranh sơn mài dát vàng từ Miahome. Với nhiều chủ đề nói thay tấm lòng thành kính muốn dâng lên đấng Toàn Giác.

         

Tham khảo thêm trọn bộ sưu tập tranh dát vàng cho phòng thờ tại đây

4. Phóng sinh

Theo quan niệm của Phật giáo thì phóng sinh nghĩa là cứu mạng, kéo dài sự sống của mọi sinh vật. Phóng sinh là một cách thể hiện tâm từ bi của người thực hiện phóng sinh. Đây cũng là một phương tiện để tu tập.  

Về nghĩa bóng thì phóng sinh có thể được hiểu là phóng thích những đen tối, ô uế của chính cái tâm mình. Như là lòng tham, sự ích kỹ, đố kỵ, hơn thua. Và lòng thù hận ra khỏi thân tâm mình để được tự do. 

5. Tụng kinh tại gia

Trong bối cảnh xã hội nhiều biến động, nếu những hoạt động sinh hoạt cộng đồng bị giới hạn. Thì việc trì tụng tại gia cũng là 1 phương án phù hợp và an toàn. Để giúp hóa giải chướng nghiệp, tiêu trừ ác duyên, nhận được phước đức. Đặc biệt, trì niệm Chú Đại Bi còn là một cách giúp tâm thanh tịnh, đoạn trừ phiền não.

Nếu dốc sức thành tâm tụng kinh tại nhà cho chúng sinh nghe. Trừ việc chuyên vì cá nhân nào đó mà tụng kinh ra, thì công đức tụng kinh xin hồi hướng cho chúng sinh khắp pháp giới. Lâu dần, túc oán sẽ hóa giải, bệnh dữ sẽ được lành, sự nghiệp dần thuận lợi.

          Lời kết:

05 hành động trên tuy đơn giản nhưng sẽ có tác dụng cộng hưởng. Khơi dậy, phát huy, lan tỏa ý nghĩa, tinh thần ngày Phật đản là điều cần thiết qua đó đem lại lợi ích vô cùng to lớn. Tất cả những việc này đều được thực hiện sao cho không gây tốn kém nhiều, không phung phí. Tất cả được thể hiện bằng tấm lòng thành vốn là đạo lý nhà Phật.

Thông qua ngày lễ Phật đản, những người đệ tử Phật không những thấm nhuần tư tưởng, lời dạy của Đức Thích Ca. Mà còn tạo duyên lành cho người thân, bạn bè và những người chưa biết đến Phật Pháp. Đồng thời được kết duyên với Tam Bảo. Nhờ vậy, nhiều người được biết đến giáo lý của Phật, mở rộng trí tuệ. Hướng tới những điều đạo đức tốt đẹp, từ đó chuyển hóa, thay đổi bản thân và mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh.

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 7

No votes so far! Be the first to rate this post.

As you found this post useful...

Follow us on social media!